Tổng quan về đế chế khmer

Rate this post

Giới thiệu về Đế quốc Khmer

Đế quốc Khmer (khơ me) từng trải dài trên phần lớn lãnh thổ Đông Nam Á từ năm 801 tới năm 1400 trước khi biến mất đột ngột. Livescience khẳng định đây là một trong những nền văn minh vĩ đại nhất trong lịch sử loài người trước khi nó suy vong. Trong nhiều thập kỷ qua giới sử học đưa ra vô số lời giải thích về sự diệt vong của đế quốc Khmer. Một số chuyên gia cho rằng nguyên nhân là cuộc xung đột với các quốc gia khác, trong khi nhiều người khẳng định đế chế này bị tiêu diệt do đất đai thoái hóa.

Vị vua vĩ đại nhất của Đế quốc Khmer

Jayavarman VII (1181- 1220) là vua của Đế quốc Khmer, được xem là một trong ba vị vua tài năng, anh hùng lỗi lạc của dân tộc Khmer dưới triều đại Angkor. Ông là con trai của vua Dharanindravarman II (trị vì từ 1150 – 1160) và Sri Jayarajacudamani. Ông đã cưới Jayarajadevi và sau khi bà qua đời, ông cưới em gái bà là Indradevi. Người ta cho rằng hai người phụ nữ này đã truyền cảm hứng lớn cho ông, đặc biệt là lòng mộ đạo của ông đối với Phật giáo.

Jayavarman VII lúc sinh thời được sử sách lưu truyền là một người thích sống ẩn dật, chọn lối sống thanh bần, tu niệm theo Phật, tỏ ra rất thờ ơ với mọi biến động trong đời sống chính trị, xã hội Khmer. Tuy nhiên, nhìn thấy đất nước Chân Lạp quá tang thương vì loạn lạc và bị ngoại xâm giày xéo, ông thấy không còn con đường nào khác hơn là theo con đường binh nghiệp mới mong cứu được đất nước qua cơn nguy khốn, mang lại no ấm cho muôn dân và sự cường thịnh của một vương quốc từng kiêu hãnh, hùng mạnh.

Để thực hiện sự nghiệp giải phóng đất nước, trước khi lên ngôi, Jayavarman VII bắt đầu xây dựng lại quân đội, rồi tiến hành nhiều cuộc phản công, trong đó có một trận hải chiến oanh liệt và hiển hách nhất lịch sử đã được miêu tả trên bức tường đá chạm nổi ở các đền Bayon và Bantay Cherma ngày nay. Sau khi giành lại độc lập, Jayavarman VII lên ngôi Quốc vương. Ông liền bắt tay vào việc khôi phục lại kinh đô và cho xây dựng ở đây một khu thành mới gọi là thành Yaxodarapura.

Sự suy tàn của Đế quốc Khmer

Có nhiều lý thuyết giải thích cho lý do tại sao đế chế của người Khmer lại đi vào suy tàn. Một số người tin rằng một vị vua áp dụng triết lý Phật giáo tiểu thừa để cai trị vương quốc, đã dẫn đến sự suy giảm lực lượng lao động, sự xuống cấp của hệ thống thủy lợi, và cuối cùng là mùa màng. Bên cạnh đó có học thuyết cho rằng vương quốc của người Thái – Sukhothai đã chinh phục Angkor trong năm 1400. Những người khác tin sự suy sụp của đế quốc này xuất phát từ sự chuyển giao quyền lực đến thành phố Oudong, để lại thành phố Angkor bị rơi vào quên lãng. Dù gì thì đế chế Khmer vẫn là một ví dụ cho sự phát triển quá nhanh trong khi chưa duy trì được sức mạnh nội tại nên bị diệt vong là điều tất yếu.

Tag: khơ me

Leave a Comment