Site icon Bia review

Sự trỗi dậy và suy tàn của đế chế thứ ba

Rate this post

Sự trỗi dậy của đế chế thứ ba

Vào ngày 30 tháng 1 năm 1933 Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tướng Đức. Sau đó đảng Quốc xã bắt đầu loại trừ tất cả các đối thủ chính trị và củng cố quyền lực của mình. Với việc Hindenburg qua đời vào ngày 2 tháng 8 năm 1934, Hitler đã trở thành nhà độc tài của nước Đức bằng việc sáp nhập chức vụ và những quyền hạn của Thủ tướng và Tổng thống vào với nhau. Tất cả mọi quyền lực đều tập trung vào tay Hitler, và lời nói của ông ta xếp trên mọi luật lệ. Chính phủ không phải là một cơ quan hợp tác, phối hợp, mà là một tập hợp các bè phái đấu tranh vì quyền lực và lợi ích của Hitler.

Theo thời gian, Đức Quốc Xã ngày một đòi hỏi hung hăng về lãnh thổ và đe dọa tiến hành chiến tranh nếu vấn đề này không được đáp ứng. Lần lượt vào các năm 1938 và 1939 Quốc xã xâm chiếm Áo rồi đến Tiệp Khắc. Hitler đã ký với Joseph Stalin một hiệp ước rồi sau đó tiến hành xâm lược Ba Lan vào tháng 9 năm 1939, sự kiện mở màn chiến tranh thế giới thứ hai ở châu Âu. Đến năm 1940, Đức Quốc Xã trong khối liên minh với các nước Phe trục đã chinh phạt hầu khắp châu Âu và đe dọa xâm lược nước Anh.

Nguyên nhân chính dẫn đến thất bại của đế chế thứ ba

Hitler thất bại vì tham vọng quá lớn, trong khi các đồng minh phe trục Ý, Tây Ban Nha, Nhật Bản lại không thể hiện được sự thống nhất hành động, mâu thuẫn về quyền lợi giữa các quốc gia. Franco thì xảo quyệt, Mussolini thiếu quyết đoán. Đây không phải là chủ nghĩa xét lại, mà là đánh giá về một giai đoạn lịch sử đã qua, lịch sử phải công bằng và khách quan. Sự thất bại của Đức ở Liên Xô, đánh dấu bước tụt lùi của những phần tử tham vọng muốn đàn áp nhân loại yêu chuộng hòa bình dưới cây súng và viên đạn. Giống như Napoleon thất bại trong trận Waterloo, đó là bước ngoặc của chiến tranh và khởi đầu cho cuộc tổng tiến công vĩ đại nhằm giành lại đất đai và chủ quyền của các nước trên thế giới.

Sự suy tàn của đế chế thứ ba

Sự suy tàn của Đế Chế cũng đến một cách nhanh chóng và bất ngờ như sự trỗi dậy vậy, nó đến giữa lúc cuộc chiến với Liên Xô đang trên đà thất bại, các đại quân đoàn nhanh chóng rút lui và cùng lúc quân Anh Mỹ đã đổ bộ vào Châu Âu, tạo cho nước Đức tình thế hai đầu đối địch, đây chính là nguyên nhân nước Đức đã thất bại trong Thế chiến thứ nhất và cũng là lúc nước Đức thất bại với Thế chiến Hai, cùng với sự suy tàn này là sự nỗ lực vượt trội của cả dân tộc Đức được đưa ra chiến đấu cũng như sự tàn ác khủng khiếp mà Đức Quốc xã đã thực hiện vào những tháng cuối cùng của cuộc chiến.

Những ngày cuối cùng của cuộc chiến là sự thảm hoạ kinh khủng cho người dân Đức, họ đã phải nếm trải lại tất cả những gì mà họ đã gây ra cho người khác, bị giết, bị ném bom, bị bắt cóc, sau đó đất nước bị chiếm đóng và chia cắt.

Exit mobile version