Site icon Bia review

Giới thiệu về rủi ro tài chính

Rate this post

Những rủi ro trong tài chính công ty thường gặp.

1/ Rủi ro về dòng tiền

Quản trị dòng tiền là hoạt động làm cho dòng tiền (ra – vào) của công ty luôn luôn được cân đối trong thực tiễn và đáp ứng được sự phát triển của công ty.

Sự mất cân đối tiềm ẩn một rủi ro lớn đối với hoạt động kinh doanh. Do thiếu tiền, việc mua nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu… phục vụ cho sản xuất kinh doanh có thể bị dừng lại, dẫn đến ngừng sản xuất, kinh doanh; tiền lương của công nhân và các khoản vay (nếu có) không được trả đúng hạn ảnh hưởng lớn tới uy tín của công ty…..

2/ Rủi ro thị trường

Rủi ro này phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ đầu tư có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian. Loại rủi ro này dẫn tới sự suy giảm của toàn bộ thị trường. Rủi ro này thuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ. 

Sức mua của thị trường là nhân tố quyết định khả năng tiêu thụ hàng hóa của công ty và nó cũng quyết định dòng tiền vào công ty. Sức mua của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng thanh toán. Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Rủi ro về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận và ảnh hưởng đến giá trị công ty và khoản đầu tư vào cổ phiếu của công ty.

3/ Rủi ro về khả năng tái đầu tư.

Quá trình tái đầu tư là quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty phải diễn ra liên tục, vòng sau phải cao hơn vòng trước thì mới phát triển bèn vững. Nguồn vốn để tái đầu tư là quỹ khấu hao, lợi nhuận thu được từ quá trình sản xuất kia doanh trước đó. Khi lạm phát xảy ra, nguồn vốn để tái đầu tư bị giảm sút và có thể dẫn đến âm. Do đó, khả năng tái đầu tư bị triệt tiêu, công ty sẽ không thể hoạt động liên tục, quy mô kinh doanh bị thu hẹp. Nếu điều đó xảy ra trong một thời gian dài, công ty không thể trụ vững được trên thị trường và phải chấm dứt hoạt động kinh doanh của mình. Với những công ty đang thực hiện các dự án đầu tư lạm phát có thể làm cho dự án đầu tư phải dừng lại thậm chí là “chờ vĩnh viễn” do tổng mức đầu tư tăng đột biến, lãi suất tiền vay tăng cao, việc vay vốn bị chặn lại…..

4/ Rủi ro trong khả năng thanh khoản.

Khả năng thanh khoản đề cập đến những tổn thất khi công ty tiến hành chuyển đổi tài sản thành các công cụ tài chính dựa trên định giá của thị trường. Việc chuyển đổi này có thể là một quyết định bán tài sản cố định, hoặc sử dụng tài sản cố định vào các hợp đồng thế chấp cho các khoản vay từ ngân hàng. Rủi ro thanh khoản trong các quyết định tài chính này phần lớn phát sinh từ sự thiếu nằm bắt thị trường hoặc những biến động có tính đứt gãy trên thị trường.

5/ Rủi ro về lãi suất tiền vay

Để phục vụ kinh doanh và đầu tư, công ty đều phải sử dụng vốn vay. Do đó, lãi suất tiền vay là chi phí sử dụng vốn trở thành bộ phận cấu thành quan trọng trong chi phí sản xuất kinh doanh và đầu tư của công ty. Khi lập kế hoạch kinh doanh và dự án đầu tư, lãi suất tiền vay đã được dự tính. Nhưng có rất nhiều nhân tố nằm ngoài tầm kiểm soát của công ty tác động đến lãi suất tiền vay. Vì vậy, những tính toán dự kiến trong kế hoạch kinh doanh đầu tư bị đảo lộn. Một rủi ro lớn đã xảy ra và ảnh hưởng lớn tới hoạt động kinh doanh. Lượng tiền vay càng lớn, tác động tiêu cực của rủi ro này càng nghiêm trọng và có thể dẫn đến tình trạng phá sản công ty nếu nó tồn tại trong một thời kỳ dài.

 

==> xem thêm: Tư vấn phát hành cổ phiếu , Tư vấn niêm yết cổ phiếu , Tư vấn thoái vốn

Exit mobile version