CÂU HỎI | TRẢ LỜI CỦA KHÁCH HÀNG | KIẾN NGHỊ |
Tên Quỹ là gì? | – Quỹ Đầu tư Việt Nhật
– Quỹ Đầu tư Năng động Việt Mỹ – Quỹ Đầu tư Chứng khoán Việt Nga – Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Năng động Việt Nam – Quỹ Đầu tư Tăng trưởng Năng động Châu Á |
|
Vốn Điều lệ của Quỹ là bao nhiêu? | Vốn điều lệ Quỹ đủ lớn để đảm bảo các khoản đầu tư của Quỹ, thanh toán các khoản phí dịch vụ của Quỹ, vì mỗi khi Quỹ muốn đầu tư thêm, lại phải trải qua Quy trình góp vốn và Phong tỏa Vốn tại Ngân hàng Lưu ký và xin chấp thuận tại Uỷ Ban Chứng Khoán Nhà Nước. | |
Địa chỉ trụ sở chính của Quỹ? | FPTS kiến nghị Quỹ nên đặt địa chỉ trụ sở gắn liền với địa chỉ của Công ty Quản lý Quỹ FPT để đảm bảo hoạt động quản lý và sử dụng nhân sự của Quỹ. | |
Thời hạn hoạt động của Quỹ? | FPTS kiến nghị nên đăng ký ít nhất là 3-5 năm. Trong quá trình hoạt động, Quỹ có thể chủ động xin giải thể trước thời hạn hoặc gia hạn hoạt động (tùy thuộc vào quyết định của Đại Hội Thành Viên). | |
Các thành viên của Quỹ gồm những ai? | FPTS đề nghị khách hàng gửi đầy đủ Giấy Đăng Ký Kinh Doanh/Quyết định thành lập; Điều lệ và báo cáo tài chính của Công ty (tính đến thời điểm gần nhất). | |
Tỷ lệ góp vốn của các thành viên Quỹ? | Tỷ lệ góp vốn này có thể thay đổi khi Quỹ tiến hành tăng vốn và các thành viên khi đó có sự đóng góp khác với tỷ lệ ban đầu khi thành lập Quỹ/ khi Quỹ tăng vốn bằng cách phát hành thêm Chứng Chỉ Quỹ cho thành viên mới. | |
Đại diện vốn góp của các thành viên Quỹ là ai? | Đề nghị cung cấp đủ CMT/Hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực của các cá nhân này. | |
Thành viên Ban Đại Diện Quỹ gồm những ai? Ai được chỉ định làm Chủ tịch Ban Đại Diện Quỹ? | – Ban Đại Diện Quỹ có từ 3-11 thành viên. FPTS kiến nghị
– Ban Đại Diện Quỹ có 5 thành viên, là những thành viên đại diện cho phần vốn góp của các nhà đầu tư của Quỹ hoặc những cá nhân khác am hiểu thị trường… mà theo các nhà đầu tư là cần thiết cho việc ra quyết định của Quỹ. – Quỹ cũng có thể chỉ định 1 thành viên của Công ty Quản Lý Quỹ làm thành viên Ban Đại Diện Quỹ. |
|
Công ty Quản lý quỹ là ai? | FPTS kiến nghị sử dụng dịch vụ của FPTS, vì FPTS có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực quản lý quỹ đầu tư trong và ngoài nước, với bộ máy chuyên nghiệp và mức phí cạnh tranh trên thị trường. | |
Ngân hàng lưu ký là ai? | FPTS kiến nghị sử dụng dịch vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chi nhánh Hà Thành (BIDV Hà Thành), vì đây là Ngân hàng có kinh nghiệm lưu ký lâu năm, chắc về nghiệp vụ và mức phí cũng cạnh tranh trên thị trường. | |
Công ty Kiểm toán Quỹ? | FPTS kiến nghị sử dụng dịch vụ của Big 4, vì sự tin cậy và chắc chắn trong chuyên môn và có thể phát hành báo cáo song ngữ. Nếu khách hàng đồng ý, FPTS sẽ đàm phán để lựa chọn đơn vị kiểm toán cho mức phí cạnh tranh nhất trong Big4. | |
Chiến lược, mục đích đầu tư của Quỹ? | FPTS kiến nghị: Chiến lược, mục đích đầu tư của Quỹ là đầu tư vào các tài sản đem lại thu nhập cố định, các doanh nghiệp có tiềm năng tăng trưởng cao. Ngoài ra, Quỹ có thể đầu tư thành lập công ty hoặc đầu tư vào các bất động sản được phép kinh doanh để đem lại hiệu quả cho Quỹ. | |
Phí Quản lý Quỹ? | FPTS đề xuất mức phí cạnh tranh trên thị trường, với mục đích hợp tác lâu dài và hiệu quả với nhà đầu tư. Cụ thể:
– Phí quản lý quỹ (không kèm dịch vụ tư vấn khuyến nghị đầu tư): 0,7% Vốn Điều lệ Quỹ/năm. – Phí quản lý quỹ (kèm theo dịch vụ tư vấn, khuyến nghị đầu tư): 1,3% Vốn Điều lệ Quỹ/năm. |
|
Phí lưu ký phải trả cho Ngân hàng lưu ký? | FPTS kiến nghị sử dụng dịch vụ lưu ký của BIDV vì mức phí cạnh tranh, dịch vụ chuyên nghiệp, kín đáo. Cụ thể:
– NAV≤1000 tỷ: Phí lưu ký là 0.045%/NAV/Năm – NAV>1000 tỷ: Phí lưu ký là 0,04%NAV/Năm. – Phí dịch vụ quản trị Quỹ: 0.03%/NAV/Năm |
|
Phí thưởng cho Công ty QLQ và chỉ số tham chiếu? | Thông thường, nếu dịch vụ quản lý quỹ của Công ty Quản Lý Quỹ tốt, đem lại doanh thu cho Quỹ đạt lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư, Quỹ có thể xem xét thưởng cho Công ty Quản Lý Quỹ ngoài khoản phí quản lý quỹ cố định được hưởng. |
Hồ sơ cần cung cấp:
– Bản sao công chứng Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân trong nước (Bản công chứng không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập Quỹ).
– Bản dịch công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự Quyết định thành lập/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với pháp nhân nước ngoài (Tài liệu hợp pháp hóa lãnh sự không quá 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ thành lập Quỹ).
– Điều lệ của thành viên góp vốn (Nếu Điều lệ bằng tiếng nước ngoài, phải có bản dịch Tiếng việt công chứng).
– Báo cáo tài chính kiểm toán của thành viên góp vốn chứng minh nguồn vốn góp thành lập Quỹ (Nếu báo cáo tài chính bằng tiếng nước ngoài, phải dịch công chứng sang tiếng Việt).
– Biên bản và Quyết định của cấp có thẩm quyền (Đại hội cổ đông/Hội đồng quản trị/Chủ sở hữu) về việc tham gia góp vốn vào quỹ, cử người đại diện phần vốn góp.
– Hồ sơ của cá nhân làm đại diện phần vốn góp, đại diện cho các thành viên tham gia họp Đại hội thành viên và ký các hồ sơ:
+ CMND/Hộ chiếu công chứng của cá nhân đại diện vốn góp của pháp nhân Việt Nam.
+ Hộ chiếu hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng của cá nhân đại diện vốn góp của pháp nhân nước ngoài.
– Hồ sơ của các cá nhân được đề cử làm thành viên Ban Đại Diện Quỹ:
+ CMND/Hộ chiếu công chứng của cá nhân đại diện vốn góp của pháp nhân Việt Nam.
+ Hộ chiếu hợp pháp hóa lãnh sự và dịch công chứng của cá nhân đại diện vốn góp của pháp nhân nước ngoài.