Quy trình dựng sổ – Giá cổ phần được xác định như thế nào trong đợt IPO

Rate this post

Tất cả các công ty trên thế giới đều sửa dụng fixed pricing hoặc book building làm cơ chế để định giá cổ phần của họ. Trải qua 1 khoảng thời gian, cơ chế fixed price đã trở nên lỗi thời và book building trở thành cơ chế de-facto được sử dụng trong định giá cổ phần trong khi thực hiện đợt chào bán lần đầu ra công chúng (IPO). Trong bài báo này, chúng ta sẽ nghiên cứu quy trình book building hoạt động như thế nào… Các cổ phần được định giá như thế nào trong IPO:

Dựng Sổ (Book building) là gì?

Book building là một cơ chế phát hiện giá mà được sử dụng trên thị trường cổ phiếu khi định giá cổ phiếu lần đầu. Khi các cổ phần được chào bán trong đợt IPO, nó có thể được thực hiện với fixed price. Tuy nhiên, nếu công ty không chắc chắn về giá chính xác để bán cổ phần của mình ra thị trường, họ có thể sử dụng một khoảng giá thay vì một con số chính xác. Quy trình phát hiện giá này được thực hiện bằng cách cung cấp cho các nhà đầu tư với một khoảng giá và sau đó yêu cầu họ đặt thầu trên đó, quy trình này được gọi là book building. Nó được coi là một trong những cơ chế hiệu quả nhất để định giá cổ phiếu trong định trường primary market. Đây là phương pháp được ưa thích mà được khuyên bởi hầu hết các thị trường chứng khoán chính và do đó được áp dụng cho hầu hết các nước đã phát triển trên thế giới.

Quy Trình Dựng Sổ (Book building process)

1. Sự bổ nhiệm ngân hàng đầu tư: Bước đầu tiên bắt đầu với việc bổ nhiệm Lead investment banker. Lead investment banker sẽ tiến hành thẩm tra. Họ sẽ đề xuất quy mô của vốn phát hành mà sẽ được công ty thực hiện. Sau đó, họ cũng sẽ đề xuất một mức giá cho cổ phần được bán ra. Nếu ban điều hành đồng ý với lời đề nghị của investment banker, bản cáo bạch sẽ được xuất với khoảng giá mà được gợi ý bởi investment banker. Khoảng giá thấp nhất sẽ được coi là giá sàn trong khi khoảng giá cao nhất được coi là mức giá trần. Mức giá cuối cùng mà cổ phiếu được phát hành ra sau toàn bộ quy trình book building được gọi là giá cut-off.

2. Thu thập hồ sơ dự thầu: Các nhà đầu tư trên thị trường sẽ được yêu cầu bid để mua cổ phần. Họ sẽ được yêu cầu bid một số lượng cổ phiếu mà họ sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau. Các hồ sơ dự thầu cùng với số tiền dự tuyển sẽ phải nộp cho ngân hàng đầu tư. Cần lưu ý là không chỉ có một ngân hàng đầu tư tham gia thu thập hồ sơ dự thầu. Thay vào đó, lead investment banker có thể bổ nhiệm các sub-agent để khai thác mạng lưới của họ, đặc biệt là khi nhận hồ sơ dự thầu từ một nhóm các cá nhân lớn hơn.

3. Khám phá giá: Một khi tất cả các hồ sơ dự thầu được tiếp nhận bởi lead investment banker họ sẽ bắt đầu quá trình khám phá giá. Giá cuối cùng được chọn đơn giản bằng mức bình quân gia quyền của tất cả các hồ sơ dự thầu được nhận bởi ngân hàng đầu tư. Với bất kỳ đợt phát hành nào đã nhận được sự công khai đáng kể mà đang được công chúng dự đoán, giá trần sẽ là giá cut-off.

4. Công khai: Với tính minh bạch, tất cả các sàn giao dịch chứng khoán trên thế giới yêu cầu các công ty công bố công khai chi tiết hồ sơ dự thầu. Đó là trách nhiệm của ngân hàng đầu tư để chạy chiến dịch quảng cáo có chứa chi tiết các bộ hồ sơ dự thầu nhận được cho việc mua cổ phần trong một khoảng thời gian nhất định (có thể là 1 tuần). Các nhà quản lý của nhiều thị trường cũng có quyền xác minh hồ sơ dự thầu nếu họ muốn.

5. Dàn xếp: Cuối cùng, số lượng yêu cầu nhận bởi các nhà thầu khác nhau phải được điều chỉnh và cổ phần phải được phân bố. Ví dụ, nếu một nhà thầu thầu giá thâp hơn so với giá cut-off sau đó một bức thư yêu cầu sẽ được gửi để yêu cầu thanh toán số tiền còn lại. Mặt khác, nếu một nhà thầu thầu giá cao hơn giá cut-off, họ sẽ được gửi giấy hoàn phí. Quá trình dàn xếp đảm bảo rằng chỉ có số cut-off được thu từ các nhà đầu tư thay vì số cổ phiếu bán cho họ.

Dựng sổ từng phần (Partial book building)

Partial book building là một dạng khác của quy trình book building. Trong quy trình này, thay vì mời thầu từ tất cả mọi người, ngân hàng đầu tư sẽ mời thầu từ các tổ chức hàng đầu nhất định. Dựa vào hồ sơ dự thầu của họ, mức giá bình quân gia quyền sẽ được đặt gia và mức giá cut-off sẽ được quyết định. Giá cut-off này sẽ được cung cấp cho các nhà đầu tư retail như một mức giá cố định. Sau đó đấu thầu chỉ xảy ra ở mức institutional và không phải ở mức retail.

Đây cũng là một cơ chế hiệu quả để khám phá giá. Ngoài ra, các chi phí và sự phức tạp liên quan đến quy trình này cũng thấp đáng kể.

Book building tốt hơn cơ chế fixed price như thế nào?

Đầu tiên, book building mang lại sự linh hoạt trong việc định giá của đợt IPO. Trước khi có book building, rất nhiều đợt IPO có giá cổ phiếu thấp hơn hay cao hơn giá trị nội tại. Điều này tạo ra nhiều vấn đề bởi vì nếu phát hành  bị underpriced, công ty sẽ bị mất vốn. Ngược lại, nếu phát hành bị overpriced, cổ phiếu sẽ không được đăng ký mua đầy đủ. Thực tế, nếu đăng ký thấp hơn một tỷ lệ phần trăm nhất định, việc phát hành cổ phiếu sẽ bị hủy bỏ và các chi phí đáng kể phát sinh trong quá trình phát hành sẽ đơn giản bị giảm trừ. Với quy trình book building, các sự kiện như vậy không còn xảy ra nữa và chức năng của thị trường primary hiệu quả hơn.    

Nguồn: Managementstudyguide (Book Building Process – How Are Prices of Shares Decided in an IPO)

Leave a Comment