quyền hạn của đại hội đồng cổ đông thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông là gì

Thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông

Rate this post

– Đại hội đồng cổ đông có quyền thông qua định hướng phát triển công ty. Luật mới quy định Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định định hướng phát triển công ty mà không có một giới hạn cụ thể nào. Định hướng phát triển công ty có thể là chiến lược phát triển công ty, định hướng thay đổi, thu hẹp, mở rộng ngành nghề kinh doanh hoặc thay đổi mục tiêu kinh doanh. Tuy nhiên, việc ra các quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của công ty cũng thuộc thẩm quyền của Hội đồng quản trị. Vì vậy, trong thực tế áp dụng không loại trừ khả năng xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giữa Đại hội đồng cổ đông và HĐQT đối với việc quyết định một số vấn đề mang tính định hướng phát triển.

– Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Khi thành lập công ty, loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán này đã được quy định trong điều lệ công ty và được thông qua bởi các cổ đông sáng lập.

– Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định về mức cổ tức hàng năm của từng loại cổ phần. Theo Luật doanh nghiệp 2014, cổ tức là khoản lợi nhuận ròng được trả cho mỗi cổ phần từ nguồn lợi nhuận còn lại của công ty. Việc quyết định mức cổ tức hàng năm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông, Với tư cách là cơ quan có quyền lực cao nhất trong công ty, Đại hội đồng cổ đông sẽ ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi về vật chất của các cổ đông.

– Đại hội đồng cổ đông có quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT), thành viên Ban kiểm soát (BKS); đồng thời có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của HĐQT, BKS gây thiệt hại cho công ty và cổ đông. Ngược lại, HĐQT và BKS đều không có quyền quản lý đối với Đại hội đồng cổ đông.

– Đại hội đồng cổ đông có thể quyết định đầu tư hoặc bán số tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty nếu Điều lệ công ty không quy định một tỷ lệ khác. Quyết định này có khả năng ảnh hưởng đến cơ cấu tài chính và nền tảng chung của công ty, vì thế được giao cho cơ quan quyền lực cao nhất của công ty là Đại hội đồng cổ đông.

quyền hạn của đại hội đồng cổ đông thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông thẩm quyền của đại hội đồng cổ đông là gì

– Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định việc sửa đổi, bổ sung điều lệ công ty. Có thể thấy, bản điều lệ là văn bản có giá trị quan trọng nhất trong toàn bộ hồ sơ thành lập của một công ty. Bản điều lệ quyết định toàn bộ quá trình tồn tại và hoạt động của công ty.

– Đại hội đồng cổ đông có thẩm quyền thông qua báo cáo tài chính hàng năm của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty là văn bản phản ánh đầy đủ tình trạng tài sản, tài chính cũng như kết quả kinh doanh của công ty và qua đó trở thành cơ sở cho các quyết định của cổ đông, cũng như làm cơ sở để tính toán thuế thu nhập của công ty. Báo cáo tài chính hàng năm của công ty do HĐQT lập và gửi BKS để thẩm định, sau đó BKS thẩm định và trình báo cáo thẩm định lên Đại hội đồng cổ đông. Bên cạnh việc xem xét và thông qua báo cáo tài chính, Đại hội đồng cổ đông còn xem xét báo cáo đánh giá công tác quản lý và điều hành công ty. Các báo cáo này là cơ sở để Đại hội đồng cổ đông đánh giá hiệu quả quản lý điều hành của HĐQT, GĐ/TGĐ công ty cũng như ra các quyết định miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên HĐQT, GĐ/TGĐ, quyết định khen thưởng hay quy trách nhiệm vật chất đối với các chức danh này.

– Đại hội đồng cổ đông có quyền quyết định mua lại trên 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. Quyết định này sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu vốn điều lệ của công ty, do đó phải được chính Đại hội đồng cổ đông quyết định việc mua lại.

Ngoài các quyền và nhiệm vụ kể trên, Đại hội đồng cổ đông còn có các quyền và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật doanh nghiệp 2014 và điều lệ công ty.

 

==> xem thêm: Tư vấn công bố thông tin , Tư vấn thoái vốn , Tư vấn niêm yết cổ phiếu

Leave a Comment