Tại sao công khai giá trị cộng hưởng M&A lại quan trọng

Rate this post

Khi các nhà đầu tư hiểu được giá trị của hợp đồng đến từ đâu, họ có xu hướng thưởng cho các công ty minh bạch.

Các nhà đầu tư khao khát thông tin đặc biệt là khi nó giúp họ hiểu được tác động của một chiến lược lớn có thể có đối với giá trị các khoản đầu tư của họ. Một thương vụ sáp nhập hoặc thâu tóm lớn chắc chắn thuộc loại đó.

Tuy nhiên, ít công ty nói chuyện một cách cởi mở về sự cộng hưởng thường là chìa khóa cho mục đích của hợp đồng, và “quy tắc ngòn tay cái” về việc làm thế nào và khi nào chia sẻ thông tin đó được dựa trên bằng chứng rất ít. Gần đây, tôi đã bị sốc bởi điều này khi một khách hàng của tôi đang làm một thông báo hợp đồng đã nhận được những kiến nghị mâu thuẫn về cách để thực hiện cộng hưởng từ bốn người tư vấn khác nhau.

Để có được các câu trả lời rõ ràng, gần đây các đồng nghiệp và tôi tìm kiếm xem làm cách nào thông báo cộng hưởng tác động giá trị thị trường của hợp đồng. Đầu tiên, chúng tôi đã nghiên cứu tần suất các công ty thực hiện hoạt động thâu tóm đề cập đến sự cộng hưởng khi công bố hợp đồng trong vòng 6 năm qua. Tôi đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra chỉ có 1 trong 5 thực sự thực hiện.

Chúng tôi đã khám phá sâu hơn và phát hiện ra rằng đây dường như là một cơ hội bị bỏ lỡ. Bạn có thể đọc thêm về nghiên cứu này ở đây, nhưng tôi sẽ chia sẻ những điểm chính:

Nhà đầu tư thưởng cho các hợp đồng mà họ hiểu mục đích:

Các nhà thâu tóm tiết lộ sự cộng hưởng trong các thông báo của họ có được sự tăng đột biến về giá cổ phiểu lớn hơn so với những người không làm. Điều đó đúng kể cả ở mức trung bình, các công ty này phải trả phí thêm hợp đồng cao hơn. Về lâu dài, những người công bố sự cộng hưởng thêm 6% trong tổng lợi nhuận cho cổ đông (TRS) trong vòng hai năm so với những người không đề cập đến sự cộng hưởng.

gia tri cong huong MA Your View Your Choice

Giải thích nhiều hơn lợi ích cộng hưởng theo giời gian làm tăng thêm phần thưởng cho thị trường:

Như bạn kì vọng, khi dự kiến giá trị dài hạn của sự cộng hưởng lớn hơn chi phí thêm mà người thâu tóm trả, nhà đầu tư thậm chí còn hào hứng hơn về hợp đồng. Tuy nhiên, tôi rất ngạc nhiên khi có ít công ty giải bài toán xem liệu sự cộng hưởng tiềm ẩn có bổ sung để biện minh cho phí hợp đồng thêm. (sau khi chiết khấu cho rủi ro thực hiện)

Cung cấp cập nhật về sự cộng hưởng bị thâu tóm được đền đáp:

Người thâu tóm giữ được thị trường theo sát lợi ích cộng hưởng khi thực hiện sáp nhập, có nhiều khả năng duy trì mức tăng giá cổ phiếu mà họ đã có được vào thời điểm thông báo. Ngay cả những người có hợp đồng ban đầu, nhận phản ứng âm thầm của nhà đầu tư thường có TRS hai năm nhiều hơn đáng kể sau cuộc giao dịch nếu họ cung cấp cập nhật thường xuyên. Mặc dù có những hạn chế đối với những gì được gọi là tác động thông báo, thông thường khi các nhà đầu tư hiểu được giá trị của một hợp đồng có được từ đâu, họ sẽ thưởng cho các công ty minh bạch. Nhưng bạn cần có một câu chuyện hay để nói, bao gồm những lý do chính đáng cho chi phí, vốn và doanh thu cộng hưởng, một thời gian biểu khi bạn mong đợi chúng được thực hiện đầy đủ, và tiết lộ bất kỳ rủi ro nào để thâu tóm họ một cách thành công. Giả sử bạn đã xác định được các yếu tố này trước khi bạn phải trả một số tiền lớn (cộng với phí) để mua tài sản, thì đâu là nhược điểm của việc cho phép các nhà đâu tư của bạn biết? Bạn chỉ có ưu điểm để mất.

Theo Mckinsey (Why publicizing M&A synergies is a big deal)

Leave a Comment