Công ty cổ phần chứng khoán FPT (FPTS) có đội ngũ cán bộ tư vấn M&A xuất sắc, được đào tạo ở trong và ngoài nước, có kinh nghiệm chuyên biệt nhiều năm ở các lĩnh vực then chốt như: Phân tích tài chính, Pháp lý, Rà soát đặc biệt (Due Diligence), Định giá (Valuation), Quản trị rủi ro, Xây dựng chiến lược, Đàm phán hợp đồng… giúp khách hàng thực hiện thành công các giao dịch đầu tư. Phong cách làm việc chuyên nghiệp, khoa học của đội ngũ cán bộ tư vấn M&A của FPTS sẽ giúp nhà đầu tư đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất.
Mr. Định : 0919.218.938
Email: [email protected]
Các dịch vụ của FPTS bao gồm:
Giúp doanh nghiệp và các nhà đầu tư phân tích và định hướng mua bán và sáp nhập doanh nghiệp phù hợp nhất;
Hỗ trợ quá trình lựa chọn được đối tác mua bán tốt nhất qua Sàn giao dịch M&A trực tuyến và mạng lưới đối tác rộng khắp trong và ngoài nước;
Xác định giá trị doanh nghiệp và ích lợi cộng hưởng sau sáp nhập;
Hỗ trợ dịch vụ rà soát đặc biệt, xây dựng cấu trúc và thực hiện các thủ tục giao dịch;
Thương lượng hợp đồng giao dịch.
– Tư vấn lựa chọn đối tác và tìm kiếm cơ hội đầu tư:
Với sàn giao dịc M&A trực tuyến, dịch vụ của chúng tôi giúp các doanh nghiệp có thể tìm kiếm các cơ hội đầu tư cũng như liên kết hợp tác kinh doanh thuận tiện và nhanh chóng. Mạng lưới đối tác toàn cầu của chúng tôi cũng giúp các doanh nghiệp có các lựa chọn trong các định hướng chiến lược của mình.
– Định giá doanh nghiệp (Valuation) và rà soát đặc biệt (Due Diligence):
Phương pháp tiếp cận hiện đại kết hợp việc áp dụng phù hợp các phương pháp định giá chuẩn mực tạo điều kiện cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư cơ sở chắc chắn cho quyết định của mình khi tiến hành thương lượng về mức giá phù hợp nhất cho giao dịch mua bán và sáp nhập.
FPTS cũng là đối tác cung cấp dịch vụ rà soát đặc biệt (Due Diligence) cho nhiều Quỹ đầu tư chuyên nghiệp tại Việt Nam, Chúng tôi tự hào cung cấp các báo cáo với thông tin minh bạch, chắc chắn về tài chính, pháp lý, kinh doanh cho các nhà đầu tư.
– Tư vấn thủ tục pháp lý và hỗ trợ thương thuyết trong giao dịch:
Các luật sư của chúng tôi đảm bảo bạn tiết kiệm được tối đa thời gian khi tiến hành các giao dịch của mình theo đúng luật pháp Việt Nam. Chúng tôi cũng sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư hiểu rõ những thông lệ pháp lý đối với các giao dịch khác nhau tại Việt Nam, cũng như tư vấn xây dựng các điều khoản của hợp đồng giao dịch đầu tư.
Mọi vướng mắc của doanh nghiệp về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp sẽ nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo từ phía cán bộ tư vấn của FPTS, giúp các giao dịch trên thực tiễn luôn được diễn ra nhanh chóng, ổn thỏa nhất.
Em là sinh viên ngành tài chính và đang đi học, nhưng vẫn chưa phân định được giữa Mua bán doanh nghiệp và Sáp nhập doanh nghiệp ? Có sự khác biệt nào giữa 2 điều trên ? em cám ơn nhiều ^^
– Mua bán doanh nghiệp là khi một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác và đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới thì thương vụ đó được gọi là Mua bán. Dưới khía cạnh pháp lý, công ty bị mua lại không còn tồn tại, bên mua đã nuốt chửng bên bán và cổ phiếu của bên mua không bị ảnh hưởng.
– Sáp nhập doanh nghiệp diễn ra khi hai doanh nghiệp, thường có cùng quy mô, đồng thuận hợp nhất lại thành một công ty mới thay vì hoạt động và sở hữu riêng lẻ. Loại hình này thường được gọi là “Sáp nhập ngang bằng”. Cổ phiếu của cả hai công ty sẽ ngừng giao dịch và cổ phiếu của công ty mới sẽ được phát hành.
Vậy trong trường hợp 2 công ty không cùng quy mô thì không coi là Sáp nhập mà gọi là Mua bán ạ ?
1 công ty mua 1 công ty khác và trong thỏa thuận đàm phán sẽ cho phép công ty bị mua tuyên bố với bên ngoài rằng hoạt động này là “Sáp nhập ngang bằng” cho dù về bản chất là hoạt động Mua bán.
1 thương vụ Mua bán cũng có thể được gọi là Sáp nhập khi cả 2 bên đồng thuận liên kết cùng nhau vì lợi ích chung. Nhưng khi bên bị mua không không muốn bị thâu tóm thì sẽ được coi là một thương vụ Mua bán. Một thương vụ được coi là Mua bán hay Sáp nhập hoàn toàn phụ thuộc vào việc: thương vụ đó có được diễn ra một cách thân thiện giữa hai bên hay bị ép buộc thâu tóm nhau.
mua bán và sáp nhập doanh nghiệp là gì ?
Mergers (sáp nhập) và Acquisitions (mua lại). M&A là hoạt động giành quyền kiểm soát doanh nghiệp, bộ phận doanh nghiệp (gọi chung là doanh nghiệp) thông qua việc sở hữu một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đó
các hình thức mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ?
M&A được thực hiện đa dạng dưới nhiều hình thức như:
• – Góp vốn trực tiếp vào doanh nghiệp
• – Mua lại phần vốn góp hoặc cổ phần
• – Sáp nhập doanh nghiệp
• – Hợp nhất doanh nghiệp và chia
• – Tách doanh nghiệp.
Trong đó, hình thức góp vốn vào doanh nghiệp và mua góp vốn hoặc cổ phần doanh nghiệp là những hoạt động chính và phổ biến nhất. Các hình thức M&A khác chỉ là những hình thức được áp dụng với những hoạt động đầu tư đặc thù.
mua bán sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp có lợi ích gì ?
M&A làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cắt giảm bộ máy hành chính, mở rộng cơ sở vật chất của nghiên cứu triển khai và mở rộng thị phần. Xét về bản chất thì nội dung cốt lõi, không thay đổi của hoạt động M&A là chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp với mục đích tập trung tư bản, mở rộng quy mô doanh nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện những mục tiêu chiến lược, sách lược của doanh nghiệp.
pháp luật về mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ?
Quy định về sáp nhập doanh nghiệp được quy định rõ trong Điều 153 – Luật Doanh nghiệp 2005
Tình hình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp tại việt nam ?
Những thương vụ mua bán và sáp nhập diễn ra dồn dập gần đây đang cho thấy các doanh nghiệp nước ngoài có xu hướng gia tăng đầu tư vào Việt Nam thông qua hình thức góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp trong nước thay vì đầu tư trực tiếp như trước đây
quy trình mua bán và sáp nhập doanh nghiệp ?
Quy định tại khoản 2 điều 153 luật doanh nghiệp 2005
mua bán doanh nghiệp là gì ?
Là hình thức kết hợp mà một công ty mua lại hoặc thôn tính một công ty khác, đặt mình vào vị trí chủ sở hữu mới. Tuy nhiên thương vụ này không làm ra đời một pháp nhân mới
bản chất của mua bán doanh nghiệp là gì ?
M&A làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua cắt giảm bộ máy hành chính, mở rộng cơ sở vật chất của nghiên cứu triển khai và mở rộng thị phần. Xét về bản chất thì nội dung cốt lõi, không thay đổi của hoạt động M&A là chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp với mục đích tập trung tư bản, mở rộng quy mô doanh nghiệp, trên cơ sở đó thực hiện những mục tiêu chiến lược, sách lược của doanh nghiệp
chính sách thuế đối với mua bán doanh nghiệp ?
1. Về thuế GTGT
Căn cứ:
– Điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC
– Nghị định số 209/2013/NĐ-CP
2. Về thuế TNDN
2.1. Về việc đánh giá lại tài sản khi sát nhập
Căn cứ:
– Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
– Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 91/2014/NĐ-CP
– Khoản 4 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC
– Điều 2, 16 Thông tư số 151/2014/TT-BTC
2.2. Về chi phí lãi vay
a. Đối với giai đoạn từ ngày 01/01/2014 đến trước ngày 01/01/2016
Căn cứ:
– Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP
– Điểm a khoản 2 Điều 14 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
– Điểm 2.17 và 2.18 khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC
b. Đối với gian đoạn từ ngày 01/01/2015
Căn cứ:
– Khoản 6 Điều 1 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
– Khoản 6 Điều 6 Nghị định số 12/2015/NĐ-CP
– Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC
– Đoạn 6, 7 Chuẩn mực kế toán số 16
hợp đồng mua bán doanh nghiệp cổ phần thể hiện ra sao ?
Khi tiến hành hoạt động M&A, doanh nghiệp cần lưu ý một số điều khoản cơ bản trong hợp đồng như giá chuyển nhượng, phương thức và thời gian thanh toán, … để hạn chế tối đa rủi ro cho doanh nghiệp. Cụ thể:
(1)Chủ thể: Cần ghi rõ thông tin của các bên như: tên doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật, số CMND (hoặc số hộ chiếu) của người đại diện theo pháp luật, mã số thuế doanh nghiệp, … theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư. Khi tiến hành giao kết hợp đồng, các bên có thể liên hệ và yêu cầu đối tác cung cấp bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư để đảm bảo đúng thông tin và thẩm quyền ký kết.
(2) Giá chuyển nhượng: Cần ghi rõ tổng giá trị của hợp đồng. Doanh nghiệp cần lưu ý đồng tiền thanh toán là Việt Nam đồng, trừ một số trường hợp được Nhà nước cho phép sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam theo quy định của Thông tư 32/2013/TT-NHNN.
(3) Phương thức và thời gian thanh toán: Các bên cần ghi rõ phương thức thanh toán (chuyển khoản hay tiền mặt) và thời gian thanh toán cụ thể với số tiền thanh toán của từng đợt. Để đảm bảo an toàn, các bên nên yêu cầu một tổ chức uy tín có thẩm quyền thực hiện dịch vụ tài chính trung gian. Bên thứ ba này sẽ đứng ra đảm bảo các bên trong hợp đồng thực hiện đúng thỏa thuận và hợp pháp.
(4) Điều kiện, thời hạn chuyển giao tài sản: Đối với bên mua, cần quy định rõ những điều kiện kèm theo và thời điểm cụ thể trong tiến trình M&A để bên bán thực hiện nghĩa vụ trong việc chuyển giao tài sản, cổ phần, cổ phiếu theo quy định của hợp đồng.
(5) Quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên: Các bên cần chi tiết hóa các nghĩa vụ trong giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện hợp đồng cũng như thời điểm chấm dứt cụ thể.
(6) Điều khoản ràng buộc trách nhiệm: Các bên có thể dự trù các tình huống đối phương có thể vận dụng để không thực hiện hợp đồng mà soạn thảo những điều khoản thích hợp, như trách nhiệm của bên mua khi không thanh toán, hoặc trách nhiệm của bên bán khi không chuyển giao đối tượng của hợp đồng.
(7) Thời hạn thực hiện hợp đồng: Trong hợp đồng cần quy định rõ thời điểm bắt đầu có hiệu lực và chấm dứt, hoặc những căn cứ phát sinh dẫn đến hợp đồng chấm dứt hiệu lực.
(8) Điều khoản giải quyết tranh chấp: Tranh chấp có thể được đưa ra Tòa án có thẩm quyền hoặc Trọng tài thương mại để giải quyết.
(9) Tuyên bố và cam kết của hai bên về tình trạng doanh nghiệp: Hợp đồng cần có điều khoản quy định bên bán phải khẳng định và cam kết về các khoản nợ của doanh nghiệp. Việc này nhằm hạn chế tranh chấp và rủi ro đối với bên mua.
Ngoài các điều khoản cơ bản nêu trên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý thêm một số vấn đề như sau: nguyên tắc hợp tác; phương án sử dụng lao động; lưu ý đối với một số cụm từ như “trừ những thiếu sót không đáng kể mà không gây ra tổn thất hay trách nhiệm pháp lý đối với”, “hợp đồng chấm dứt khi các bên hoàn thành các công việc và nghĩa vụ quy định trong hợp đồng”, …
các vụ mua bán sáp nhập doanh nghiệp tiêu biểu ?
– Kido thâu tóm 65% dầu thực vật Tường An
– Shinhan Việt Nam mua lại mảng bán lẻ của ANZ
– CJ Group thâu tóm thực phẩm Cầu Tre, Minh Đạt
– Earth Chemical mua lại Á Mỹ Gia
– SCG chi 156 triệu USD mua lại VCM
– Holcim Việt Nam về tay SCCC
– Aviva mua 50% cổ phần VietinBank Aviva từ Vietinbank
– Deasang Corp mua lại 99,99% Đức Việt
– VIB thâu tóm ngân hàng ngoại CBA
– Thành Thành Công chi 1.330 tỷ mua lại HAGL Sugar
hồ sơ mua bán doanh nghiệp gồm ?
Trường hợp sáp nhập một hoặc một số công ty vào một công ty khác cùng loại, ngoài các giấy tờ quy định thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, dự án đầu tư (thay đổi ngành/mục tiêu hoạt động, trụ sở, vốn…), trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty nhận sáp nhập phải có thêm:
1. Hợp đồng sáp nhập (theo quy định tại Điều 153 Luật Doanh nghiệp).
2. Biên bản họp công ty về việc sáp nhập.
3. Bản sao hợp lệ Giấy phép đầu tư/ Giấy chứng nhận đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế) của công ty nhận sáp nhập và các công ty bị sáp nhập.
4. Bản giải trình lý do điều chỉnh; những thay đổi so với dự án đang triển khai (đối với dự án thuộc diện thẩm tra điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư – Điều 52 Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006).
5. Báo cáo tình hình thực hiện dự án đến thời điểm điều chỉnh dự án (theo mẫu Phiếu thông tin tình hình thực hiện dự án).
LƯU Ý: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tất cả công ty nhận sáp nhập đã thực hiện xong thủ tục đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập gửi Thông báo về việc doanh nghiệp chấm dứt tồn tại tới Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi đặt trụ sở chính theo mẫu quy định tại Phụ lục II-17 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21/01/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo Thông báo phải có bản sao Hợp đồng sáp nhập công ty.
mua bán doanh nghiệp tư nhân có ưu điểm gì ?
• Do chỉ có 1 chủ sỡ hữu, nên bạn được hoàn toàn chủ động trong việc quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp
• Chủ doanh nghiệp cũng đồng thời là đại diện theo pháp luật cho doanh nghiệp
• Chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác
• Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp tư nhân tương đối đơn giản
• Chế độ trách nhiệm vô hạn được pháp luật quy định giúp doanh nghiệp tư nhân dễ dàng tạo được sự tin tưởng từ đối tác, dễ dàng huy động vốn và hợp tác kinh doanh
thủ tục mua bán doanh nghiệp tư nhân ?
Điều 187 Luật Doanh nghiệp năm 2014 có quy định về việc bán doanh nghiệp như sau:
“1.Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền bán doanh nghiệp của mình cho người khác.
2. Sau khi bán doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao doanh nghiệp, trừ trường hợp người mua, người bán và chủ nợ của doanh nghiệp có thỏa thuận khác.
3. Người bán, người mua doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật về lao động.
4. Người mua doanh nghiệp phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định của Luật này”.
Như vậy, khi mua lại doanh nghiệp, bạn phải đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân tức là sang tên chủ doanh nghiệp tư nhân.
Theo như thông tin bạn cung cấp, bạn muốn mua lại doanh nghiệp tư nhân, bạn tiến hành các thủ tục sau:
Trước hết, bạn và bên bán cần phải lập văn bản “Thông báo về việc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân”. Mẫu Thông báo về việc thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân này được Ban hành kèm theo Thông tư số 01/2013/TT-BKHĐT ngày 21 tháng 01 năm 2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.
Bên cạnh văn bản này, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
Bản sao hợp lệ một trong những giấy tờ chứng thực cá nhân của bạn: chứng minh thư nhân dân, …
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp và các giấy tờ chứng minh hoàn tất việc chuyển nhượng doanh nghiệp tư nhân.
Sau đó, bạn cần nộp hồ sơ tại cơ quan đăng kí kinh doanh thuộc Sở kế hoạch và đầu tư nơi có trụ sở cửa hàng của bạn của bạn.
mua bán doanh nghiệp phá sản ra sao ?
Bước 1: Tìm hiểu, khảo sát về công ty đối tượng mua lại
Việc tìm hiểu, khảo sát công ty đối tượng mua lại là cần thiết nhằm loại trừ các rủi ro tiềm ẩn không được phát hiện trong quá trình đàm phán mua. Bước khảo sát này cũng giúp nhà đầu tư mua lại đánh giá đúng tiềm năng, cơ hội mà công ty mua lại có thể mang tới cho nhà đầu tư, để từ đó có những quyết định chính xác.
Bước 2: Đàm phán mua lại
Khi đã xác định được lý do để tiếp tục xúc tiến việc mua lại, hai bên bán và mua sẽ tiếp tục cung cấp và trao đổi các thông tin, tình trạng cụ thể của công ty mua lại. Các thông tin ở giai đoạn này là cơ sở cho việc xác định chính xác giá trị của công ty mua lại cũng như những trách nhiệm và rủi ro liên quan tới công ty mua lại mà nhà đầu tư bên mua cần phải biết. Cũng ở giai đoạn này, chi phí mua lại cũng được hai bên thương thảo kỹ lưỡng, một văn bản ghi nhớ việc mua bán cũng có thể được lập.
Bước 3: Ký kết hợp đồng mua lại công ty
Việc hai bên đã ký kết hợp đồng mua lại công ty là bước chốt chính thức để chứng minh rằng giao dịch mua bán đã hoàn tất trên thực tế. Việc tiếp theo là hoàn tất thủ tục “sang tên đổi chủ” của công ty mua lại theo quy định của pháp luật. Cũng tại bước này, hai bên mua và bán có thể tiến hành một số việc bàn giao hoạt động và tài sản công ty bị mua lại.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục đăng ký
Giao dịch mua bán công ty chỉ được coi là hợp pháp khi các bên đã hoàn thành thủ tục đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành liên quan. Kể từ thời điểm chứng nhận kinh doanh mới được cấp, mọi quyền và nghĩa vụ cho bên mua được chính thức xác lập hoặc thừa nhận, ngoại trừ các quyền và nghĩa vụ mà các bên đã loại trừ với nhau trong hợp đồng mua lại công ty. Sau cùng, hai bên sẽ bàn giao nốt cho nhau toàn bộ những thứ liên quan tới công ty mua lại theo cam kết.
quy trình mua bán sáp nhập doanh nghiệp ?
Giai đoạn chuẩn bị – TIỀN M&A:
Bước 1. Tiếp cận đối tượng mục tiêu
Bước 2. Báo cáo thẩm định
Giai đoạn đàm phán, thực hiện giao dịch – Ký kết M&A:
– Đàm phán và ký kết M&A
– Thủ tục pháp lý ghi nhận M&A
Giai đoạn tái cơ cấu doanh nghiệp – Hậu M&A:
– Tái cơ cấu doanh nghiệp vả tổ chức hoạt động hậu M&A
sáp nhập doanh nghiệp là gì ?
Sáp nhập: là hình thức kết hợp mà hai công ty thường có cùng quy mô, thống nhất gộp chung cổ phần. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập để trở thành một công ty mới.
các bước sáp nhập doanh nghiệp ?
Tại khoản 2, Điều 195 của Luật doanh nghiệp 2014 đã ghi nhận chi tiết về thủ tục sáp nhập công ty
sáp nhập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ?
Sáp nhập, chia tách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Hồ sơ sáp, nhập, chia, tách doanh nghiệp:
1. Đơn xin điều chỉnh giấy CNĐT đầu tư do Tổng giám đốc ký;
2. Nghị quyết của hội đồng quản trị doanh nghiệp liên doanh hoặc thoả thuận của các bên hợp
doanh hoặc đề nghị của chủ đầu tư nước ngoài về việc xin điều chỉnh bổ xung CNĐT.
3. Báo cáo tình hình hoạt động của doanh nghiệp;
4. Đơn xin tổ chức lại doanh nghiệp;
5. Hồ sơ chuyển nhượng vốn (đối với trường hợp chuyển nhượng vốn);
6. Điều lệ doanh nghiệp mới (trừ trường hợp chuyển thành doanh nghiệp Việt Nam);
7. Giải trình việc tổ chức lại doanh nghiệp;
8. Các tài liệu liên quan đến sử dụng đất;
9. Đối với thủ tục chia doanh nghiệp: Kèm theo quyết định chia doanh nghiệp.
a) Đối với thủ tục tách doanh nghiệp: Kèm theo quyết định tách doanh nghiệp.
b) Đối với thủ tục hợp nhất doanh nghiệp: Kèm hợp đồng hợp nhất doanh nghiệp.
c) Đối với thủ tục sát nhập doanh nghiệp: Kèm theo hợp đồng sát nhập doanh nghiệp.
chia tách sáp nhập doanh nghiệp thế nào ?
Theo Luật DN số 68/2014/QH13 ( Luật doanh nghiệp 2014) có 5 hình thức tổ chức lại doanh nghiệp đó là chia, tách, hợp nhập, sáp nhập doanh nghiệp và chuyển đổi loại hình doanh nghiệp
lợi ích của sáp nhập doanh nghiệp ?
– Tạo ra giá trị tăng thêm (giá trị cộng hưởng – synergies) nhờ giảm chi phí, mở rộng thị phần, tăng doanh thu hoặc tạo ra cơ hội tăng trưởng mới. Giá trị cộng hưởng có được từ mỗi thương vụ M&A sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh hiệu quả và giá trị DN sau M&A được nâng cao
– M&A còn góp phần cải thiện tình hình tài chính của DN. Sau M&A, DN sẽ được tăng thêm nguồn vốn sử dụng và khả năng tiếp cận nguồn vốn, chia sẻ rủi ro, tăng cường tính minh bạch về tài chính
– M&A còn giúp DN đạt được hiệu quả kinh doanh dựa vào quy mô khi DN có thể thâm nhập được vào thị trường mới, có thêm một dây chuyền sản phẩm mới hay mở rộng phạm vi phân phối, mở rộng chi nhánh, phòng giao dịch, các dự án…
thông tư hướng dẫn sáp nhập doanh nghiệp ?
Thông tư Số: 129/2015/TT-BTC của bộ tài chính ngày 24 tháng 8 năm 2015
chia tách hợp nhất sáp nhập doanh nghiệp là gì ?
Thứ nhất, về vấn đề chia và tách doanh nghiệp:
– Giống nhau:
+ Là hình thức tổ chức lại mà doanh nghiệp sẽ tiến hành chia thành viên, cổ đông và nguồn lực kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ;
+ Chia và tách doanh nghiệp đều dẫn đến sự hình thành nhiều doanh nghiệp mới;
+ Áp dụng đối với công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Khác nhau:
+ Hệ quả: Đối với hình thức chia doanh nghiệp, thì công ty bị chia sẽ chấm dứt tồn tại khi công ty mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (A = B + C); đối với hình thức tách doanh nghiệp, thì công ty bị tách sẽ không chấm dứt sự tồn tại mà chỉ chuyển một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ để thành lập nên một công ty mới khác (A = A + B).
Thứ hai, về vấn đề hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp:
– Giống nhau:
+ Là hình thức tổ chức lại mà doanh nghiệp thực hiện bằng cách kết hợp năng lực kinh doanh của các doanh nghiệp tham gia tổ chức lại để hình thành năng lực kinh doanh thống nhất trong một doanh nghiệp;
+ Hợp nhất và sáp nhập đều dẫn đến chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập;
+ Áp dụng cho các loại hình công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn.
– Khác nhau: Hợp nhất doanh nghiệp sẽ dẫn đến sự hình thành công ty mới (B + C = A); sáp nhập doanh nghiệp không dẫn đến sự hình thành công ty mới mà chỉ dẫn đến những thay đổi bên trong công ty nhận sáp nhập ( B + C = C).
thủ tục khi sáp nhập doanh nghiệp ?
Tại Khoản 2 Luật DN số 68/2014/QH13 quy định về thủ tục sáp nhập doanh nghiệp như sau:
– Các công ty liên quan chuẩn bị hợp đồng sáp nhập và dự thảo Điều lệ công ty nhận sáp nhập. Hợp đồng sáp nhập phải có các nội dung chủ yếu về tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty nhận sáp nhập; tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty bị sáp nhập; thủ tục và điều kiện sáp nhập; phương án sử dụng lao động; cách thức, thủ tục, thời hạn và điều kiện chuyển đổi tài sản, chuyển đổi phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty bị sáp nhập thành phần vốn góp, cổ phần, trái phiếu của công ty nhận sáp nhập; thời hạn thực hiện sáp nhập;
– Các thành viên, chủ sở hữu công ty hoặc các cổ đông của các công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập, Điều lệ công ty nhận sáp nhập và tiến hành đăng ký doanh nghiệp công ty nhận sáp nhập theo quy định của Luật này. Hợp đồng sáp nhập phải được gửi đến tất cả các chủ nợ và thông báo cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày thông qua;
– Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.
điều kiện sáp nhập doanh nghiệp ?
1, các công ty sáp nhập phải là công ty cùng loại.
2, trường hợp sáp nhập mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần từ 30% đến 50% trên thị trường liên quan thì đại diện hợp pháp của công ty thông báo cho cơ quan quản lý cạnh tranh trước khi tiến hành sáp nhập, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
3, cấm các trường hợp sáp nhập các công ty mà theo đó công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường có liên quan, trừ trường hợp Luật cạnh tranh có quy định khác.
quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp ?
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp là khai tạm tính theo quý, khai quyết toán năm và khai quyết toán đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động. Đối với doanh nghiệp khi sáp nhập lại với nhau theo quy định tại Khoản 4, Điều 12 Thông tư 156/2013 TT/BTC về khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp. Theo đó, “Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp bao gồm khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi hình thức sở hữu, giải thể, chấm dứt hoạt động.”
Như vậy Doanh nghiệp sẽ phải nộp tờ khai quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp đến thời điểm có quyết định về việc sáp nhập doanh nghiệp. Việc lập tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là theo năm tài chính hoặc năm dương lịch và thời hạn cuối nộp tờ khai là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính
Ngoài ra, theo quy định của Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điều 3, Khoản 3 quy định như sau:
“Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lập kể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.”
Như vậy nếu doanh nghiệp khi sát nhập mà năm cuối cùng khi sáp nhập ngắn hơn 3 tháng thì được phép cộng với kỳ tính thuế năm trước đó để tạo kỳ tính thuế mới. Doanh nghiệp khi sáp nhập kỳ tính thuế năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng. Doanh nghiệp có thể gộp hồ sơ quyết toán thuế khi sáp nhập doanh nghiệp với hồ sơ quyết toán thuế của năm trước nếu kỳ tính thuế năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
hậu quả pháp lý của sáp nhập doanh nghiệp ?
1. Quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia, tách
Toàn bộ quyền và nghĩa vụ của công ty bị chia, tách được chuyển cho các công ty mới. Như vậy, nếu không có thỏa thuận với các chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong các công ty mới thực hiện các nghĩa vụ về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia, tách, thì các công ty mới sẽ phải cùng chịu liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ này.
2. Quyền và nghĩa vụ công ty khi bị hợp nhất, sáp nhập
Khác với chia tách, sau khi hợp nhất hoặc sáp nhập, chỉ duy nhất công ty nhận hợp nhất hoặc công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất hoặc các công ty nhận sáp nhập (Điều 194, Điều 195 luật Cạnh tranh 2004)
3. Xử lý trường hợp bị vi phạm pháp luật về Luật Cạnh tranh
Trường hợp hợp nhất, sáp nhập vi phạm luật cạnh tranh, thì doanh nghiệp vi phạm có thể bị xử lý bắt buộc phải: Cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường; chia, tách doanh nghiệp đã sáp nhập, hợp nhất; buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua; cải chính công khai; loại bỏ những điều vi phạm pháp luật ra khỏi hợp đồng hoặc giao dịch kinh doanh; thực hiện các biện pháp cần thiết khác để khắc phục tác động hạn chế cạnh tranh của hành vi vi phạm.
Cá nhân, pháp nhân có hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh gây thiệt hại đến lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân khác thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
4. Xử lý khi có sự mâu thuẫn giữa các Luật
Trên thực tế, có nhiều văn bản luật cùng quy định về việc chia, tách, hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp(*). Trong trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định này, thì áp dụng luật chuyên ngành (**) hoặc áp dụng luật được ban hành sau (***).
sách về mua bán sáp nhập doanh nghiệp ?
M&A Căn Bản – Michael E. S. Frankel
M&A Thông Minh – Scott Moeller & Chris Brady
Cẩm Nang Hướng Dẫn M&A – Timothy J. Galpin & Mark Herndon
M&A Sáp Nhập Và Mua Lại Doanh Nghiệp Ở Việt Nam
M&A Mua Lại Công Ty – Nhiều tác giả
xử lý tài chính khi sáp nhập doanh nghiệp ra sao ?
Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; công ty nhận sáp nhập được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị sáp nhập.