Dịch vụ Tư vấn: Cổ phần hóa của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) cung cấp cho đối tượng là các doanh nghiệp tư nhân hay doanh nghiệp nhà nước với sứ mệnh tối ưu kết quả cao nhất giai đoạn trong và sau khi cổ phần hóa trên phương diện:
– Thương hiệu uy tín chất lượng
– Hiệu quả về mặt tài chính
– Mô hình hoạt động.
Mr. Định : 0919.218.938
Email: [email protected]
Dịch vụ Tư vấn Cổ phần hóa bao gồm các công việc cơ bản liên quan đến quá trình chuyển đổi như:
+ Xác định giá trị doanh nghiệp : Dựa trên cơ sở các số liệu kế toán đã được kiểm toán và các tài liệu có liên quan, đội ngũ chuyên viên của Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) sẽ giúp doanh nghiệp xác định giá trị tài sản của doanh nghiệp bằng các phương pháp khoa học nhằm đưa ra giá trị doanh nghiệp chính xác để cổ phần hóa.
+ Tư vấn xây dựng lộ trình cổ phần hóa : Công ty cổ phần chứng khoán An Bình (ABS) sẽ cùng với doanh nghiệp đánh giá lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, xây dựng lộ trình cổ phần hóa một cách hợp lí và bài bản.
+ Xây dựng mô hình cơ cấu tổ chức và nhân sự
+ Xây dựng phương án hoạt động giai đoạn sau cổ phần hóa: Công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình (ABS) cung cấp dịch vụ tư vấn sau cổ phần hóa cho doanh nghiệp thông qua dịch vụ tư vấn tái cơ cấu, mua và sáp nhập, bán và giải thể doanh nghiệp; phân tích tính cạnh tranh và khả năng tồn tại, duy trì phát triển của công ty, nâng cao giá trị cổ phiếu tạo tiền đề cho quá trình phát triển trước mắt cũng như đảm bảo tính tăng trưởng lâu dài, giúp doanh nghiệp có đủ điều kiện để niêm yết trên thị trường chứng khoán
+ Xây dựng phương án bán cổ phần (khối lượng, cơ cấu, giá cả, thời điểm), hỗ trợ triển khai thực hiện…
Trong quá trình cổ phần hóa, mọi vướng mắc của doanh nghiệp về các nhu cầu phát sinh như chào bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược, hoặc chào bán cổ phần ưu đãi cho cán bộ công nhân viên cũng sẽ nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo từ phía cán bộ tư vấn của ABS, giúp các giao dịch trên thực tiễn luôn được diễn ra nhanh chóng, ổn thỏa nhất.
Cho mình hỏi về điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp ?. Thank, so much
doanh nghiệp muốn cổ phần hóa cần đảm bảo 2 điều kiện sau:
1) Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng Chính phủ quyết định trong từng thời kỳ.
2) Còn vốn nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Trường hợp sau khi đã được xử lý tài chính và xác định lại giá trị doanh nghiệp theo quy định mà giá trị thực tế doanh nghiệp thấp hơn các khoản phải trả thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa chỉ đạo doanh nghiệp phối hợp với Công ty Mua bán nợ Việt Nam và các chủ nợ của doanh nghiệp xây dựng phương án tái cơ cấu doanh nghiệp; trường hợp phương án tái cơ cấu doanh nghiệp không khả thi và hiệu quả thì chuyển sang thực hiện các hình thức chuyển đổi khác theo quy định của pháp luật.
Xin hỏi về Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ?
Quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gồm 3 bước:
– Xây dựng Phương án cổ phần hóa (Thành lập Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp và Tổ giúp việc ; Chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu ; Tổ chức kiểm kê, xử lý những vấn đề về tài chính và tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp ; Hoàn tất Phương án cổ phần hóa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt)
– Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hóa
– Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần (Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất và đăng ký doanh nghiệp ; Tổ chức quyết toán, bàn giao giữa doanh nghiệp và công ty cổ phần)
cổ phần hóa doanh nghiệp là gì ?
Cổ phần hóa là cách gọi tắt của việc chuyển đổi các doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần ở Việt Nam
các bước cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết quy trình chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. gồm 3 bước:
Bước 1. Xây dựng Phương án cổ phần hoá
Bước 2. Tổ chức thực hiện phương án cổ phần hoá
Bước 3. Hoàn tất việc chuyển doanh nghiệp thành công ty cổ phần
văn bản quy định cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2017
Bản báo cáo cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Được công bố trên cổng thông tin điện tử chính phủ trang thông tin doanh nghiệp
Quy định của ban chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp ?
– Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan bao gồm: Hồ sơ pháp lý về thành lập doanh nghiệp; Hồ sơ pháp lý về tài sản, nguồn vốn, công nợ của doanh nghiệp; Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế của công ty đến thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp; Lập dự toán chi phí cổ phần hóa theo chế độ quy định; Phương án sử dụng đất của doanh nghiệp đang quản lý phù hợp với quy định của pháp luật đất đai, pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trong từng thời kỳ đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; Lập danh sách và phương án sử dụng lao động đang quản lý; Lựa chọn phương pháp, hình thức xác định giá trị doanh nghiệp, lựa chọn thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn có liên quan đến cổ phần hoá
– Ban Chỉ đạo chỉ đạo Tổ giúp việc phối hợp cùng với doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu liên quan trình cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định phê duyệt dự toán chi phí cổ phần hóa, quyết định lựa chọn tư vấn cổ phần hóa theo chế độ quy định
bất cập trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
– Bất cập trong định giá Doanh Nghiệp: Nguy cơ thất thoát hàng chục nghìn tỷ đồng vốn Nhà nước
– Tỷ lệ vốn nhà nước trong công ty cổ phần còn cao
chính sách cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Về mục tiêu cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước: La nhằm góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của doanh nghiệp; tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động; tạo động lực mạnh mẽ và cơ chế quản lý năng động cho doanh nghiệp để sử dụng có hiệu quả vốn, tài sản của nhà nước và của doanh nghiệp. Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm: cá nhân, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp. Phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động, của các cổ đông, tăng cường sự giám sát của nhà đầu tư đối với doanh nghiệp; đảm bảo hài hoà lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, nhà đầu tư và người lao động.
Về đối tượng doanh nghiệp cổ phần hoá: có đủ điều kiện hạch toán độc lập, không gây khó khăn hay ảnh hưởng xấu đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và các bộ phận còn lại.
Hình thức cổ phần hoá: Giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phần thu hút thêm vốn đầu tư. Bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Bán toàn bộ vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp. Thực hiện các hình thức 2 hoặc 3 kết hợp với phát hành cổ phần thu hút thêm vốn.
Phương thức bán cổ phần: Cổ phần được bán công khai tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá, hoặc tại các tổ chức tài chính trung gian theo cơ cấu cổ phần lần đầu đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong phương án cổ phần hoá và sẽ được thực hiện theo phương thức bán đấu giá. Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá có tình hình tài chính phù hợp với điều kiện niêm yết trên thị trường chứng khoán, thì phương án bán cổ phần ra bên ngoài phải đảm bảo các điều kiện để được niêm yết trên thị trường chứng khoán, sau khi chuyển thành công ty cổ phần. Tiền thu từ bán cổ phần thuộc vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thành viên của tổng công ty nhà nước (không phân biệt tổng công ty 90 hay tổng công ty 91) sẽ được chuyển về quỹ hỗ trợ sắp xếp và cổ phần hoá tổng công ty nhà nước. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp thanh toán trợ cấp cho người lao động thôi việc mất việc tại thời điểm cổ phần hoá hoặc sau khi người lao động chuyển sang làm việc tại công ty cổ phần trong 5 năm đầu, kể từ khi công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Tiền thu từ bán phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp có khó khăn về khả năng thanh toán, để xử lý các khoản nợ quá hạn, nợ bảo hiểm xã hội.
Về xác định giá trị doanh nghiệp: Cho phép áp dụng nhiều phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá, đồng thời quy định tổ chức xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hoá như cơ quan có thẩm quyền quyết định cổ phần hoá doanh nghiệp sẽ chỉ định người đại diện làm chủ tịch hội đồng, cơ quan tài chính (cung cấp) cử người đại diện làm chủ tịch hội đồng; hoặc lựa chọn công ty kiểm toán và tổ chức kinh tế có chức năng định giá. Giá trị quyền sử đụng đất được tính vào giá trị doanh nghiệp đối với diện tích đất nhà nước giao cho doanh nghiệp để kinh doanh nhà và hạ tầng; doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được hưởng các quyền sử dụng đất theo quy định của luật đất đai. Xác định lợi thế kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước cổ phần hoá được so với lãi suất của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm ở thời điểm gần nhất. Cho phép tính giá trị thương hiệu vào giá trị doanh nghiệp, nếu rõ ràng thì được thị trường chấp nhận. Kết quả xác định giá trị doanh nghiệp là cơ sở xác định mức giá sàn để tổ chức bán cổ phần cho các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Toàn bộ giá trị doanh nghiệp nhà nước để cổ phần hoá do bộ trưởng các bộ, chủ tịch UBND tỉnh thành phố quyết định, trừ trường hợp giá trị doanh nghiệp thực tế nhỏ hơn so với trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp từ 500 triệu đồng trở lên, thì cần phải thoả thuận bằng văn bản của bộ tài chính.
Có được cổ phần hóa công ty cấp nước ?
Có
thông tư hướng dẫn cổ phần hóa doanh nghiệp ?
thông tư số 41/2018/TT-BTC của bộ tài chính ngày 4 tháng 5 nắm 2018
giải pháp cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Để thúc đẩy và nâng cao hiệu quả cổ phần hóa nhằm đạt được mục tiêu sắp xếp lại khu vực doanh nghiệp nhà nước (DNNN), nâng cao hiệu quả các DN sau cổ phần hóa, thời gian qua, Chính phủ đã ban hành và không ngừng hoàn thiện các cơ chế, chính sách liên quan đến cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước như: hỗ trợ lao động dôi dư, khoanh nợ, đất đai, phát triển thị trường chứng khoán, chính sách bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, chính sách đối với nhà đầu tư chiến lược, chính sách ưu đãi bán cổ phần cho người lao động…
cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để làm gì ?
Về lợi ích của Nhà nước:
• Hạn chế sự can thiệp của Nhà nước vào hoạt động của công ty, như vậy có thể làm giảm chi phí quản lý đồng thời tạo được khả năng quản lý tốt và có hiệu quả cao hơn cho nhà nước
• Cổ phần hoá tạo ra được khu vực kinh tế tư nhân hoạt động hiệu quả, linh hoạt.
• Tăng hiệu quả của các doanh nghiệp ở cả hai khu vực Nhà nước và tư nhân do tính cạnh tranh cao, thúc đẩy cả hai bên đều phải cải tiến năng lực.
• Cổ phần hoá thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo dựng được nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, thu hút vốn đầu tư của nhân dân, tạo công ăn việc làm cho người lao động.
• Thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán vì khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành công ty cổ phần, chúng sẽ phát hành các loại chứng khoán để huy động vốn
Về lợi ích của doanh nghiệp:
• Thu hút nhanh chóng nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội để đầu tư vào nền kinh tế bằng việc phát hành chứng khoán.
• Nhanh chóng cấu trúc lại các doanh nghiệp về sản xuất, tổ chức… Nâng cao năng suất, chất lượng và vị thế của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và quốc tế
định giá doanh nghiệp cổ phần hóa như thế nào ?
Được quy định tại thông tư Số: 127/2014/TT-BTC của bộ tài chính ngày 5 tháng 9 năm 2014
mô hình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Nghị định số 126/2017 quy định ba hình thức cổ phần hóa gồm:
– Giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
– Bán một phần vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
– Bán toàn bộ vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn Nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Câu chuyện cổ phần hóa công ty kem tràng tiền ?
Ngày 31/12/2013, Công ty cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (HNX: OCH) chính thức ghi nhận việc nắm quyền kiểm soát tại Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền với tỷ lệ sở hữu 78,4%. Giá trị đầu tư của thương vụ là 117,6 tỷ đồng. Câu chuyện thâu tóm đáng lẽ chẳng có gì đáng nói, kể cả việc OCH là một doanh nghiệp địa ốc, lĩnh vực nghe có vẻ chẳng nhiều liên quan với chuyện “làm kem” nhưng trên thực tế, thương vụ đã từng khiến dư luận phải một phen nổi sóng, bởi lẽ, ngoài thương hiệu kem nức tiếng (và nhiều tài sản khác), Công ty Cổ phần Kem Tràng Tiền còn là chủ nhân của 1.500 m2 đất “kim cương” tại 35 Tràng Tiền.
Mua thành công 78,4% quyền sở hữu Kem cũng có nghĩa OCH đã nắm quyền định đoạt với tất cả các tài sản của công ty, bao gồm cả lô đất 35 Tràng Tiền, một tài sản vốn dĩ thuộc sở hữu của Nhà nước trước khi Kem Tràng Tiền được cổ phần hóa
điều kiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Theo nghị định 126 , các doanh nghiệp Nhà nước được thực hiện cổ phần hóa khi đảm bảo đủ hai điều kiện sau:
– Không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn điều lệ. Danh mục doanh nghiệp thuộc diện Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Thủ tướng quyết định trong từng thời kỳ.
– Còn vốn Nhà nước sau khi đã được xử lý tài chính và đánh giá lại giá trị doanh nghiệp.
Nghị định quy định rõ, Nhà nước không cấp thêm vốn để cổ phần hoá, kể cả các doanh nghiệp theo quy định của Thủ tướng về ban hành tiêu chí, danh mục, phân loại doanh nghiệp Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa thuộc diện Nhà nước nắm giữ trên 50% tổng số cổ phần
Bài học từ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở trung quốc ?
Phương châm, quan điểm chỉ đạo tái cơ cấu DNNN ở Trung Quốc là theo hướng thận trọng, tập trung giải quyết những vấn đề do thực tiễn đặt ra, cụ thể trong từng trường hợp, tránh rập khuôn, máy móc, tránh “cắt mọi thứ bằng một con dao”, hoặc mù quáng bác bỏ chúng, nhưng cũng không để xảy ra sự cẩu thả trong hành động, nôn nóng tìm cách làm tất cả ngay một lúc.
Việc tái cơ cấu DNNN ở Trung Quốc được đẩy mạnh từ sau Hội nghị Trung ương 4 (khóa XV) khi đưa ra “Quyết định về một số vấn đề lớn trong cải cách và phát triển DNNN”. Quyết định này đưa ra một định hướng mới “thực hiện điều chỉnh mang tính chiến lược đối với kinh tế nhà nước và cải tổ DNNN”.
Trong quyết định này đã chỉ rõ những ngành, lĩnh vực mà Nhà nước hoạt động là những ngành liên quan đến an ninh quốc gia, độc quyền tự nhiên, sản xuất hàng hóa công cộng, các DN chủ lực trong các ngành kỹ thuật mới và có tính trụ cột…
Thực hiện quyết định này, tỷ trọng khu vực nhà nước của Trung Quốc đã giảm đáng kể. GDP của DNNN thuần túy giảm từ 77,6% năm 1978, xuống còn 26,5% năm 1997; DNNN giảm mạnh trong các lĩnh vực thương nghiệp bán lẻ, ăn uống công cộng, dịch vụ song vẫn giữ vai trò chi phối ở những ngành then chốt của nền kinh tế như: dầu mỏ, sản xuất điện, luyện kim, hóa chất, tài chính, bảo hiểm, vận tải đường sắt, hàng không, viễn thông, dịch vụ y tế…
Về mặt tổ chức quản lý, trong quá trình tái cơ cấu, Trung Quốc rất chú trọng việc hình thành các công ty lớn, tập đoàn kinh tế dựa trên mô hình công ty mẹ – công ty con. Việc thành lập các công ty mẹ – công ty con là một trong những biện pháp giải quyết vấn đề quản lý nhà nước đối với DN thông qua việc tham gia vào công ty với tư cách là cổ đông.
Đa số các DNNN lớn sau khi tái cơ cấu đều có các công ty con. Các công ty con này được phép tiếp tục đầu tư vào các công ty khác. Quan hệ giữa công ty mẹ và công ty con được thực hiện thông qua việc quản lý và nắm giữ phần vốn khống chế. Công ty mẹ là công ty nắm cổ phần chi phối ở các công ty con về mặt tài chính và chiến lược phát triển.
Trung Quốc dự định thành lập khoảng 20 – 30 công ty mẹ để quản lý phần vốn của Nhà nước tại các DN thuộc mọi thành phần kinh tế. Các công ty này hoạt động giống như một quỹ đầu tư và đại diện cho toàn bộ sở hữu của Nhà nước tại DN. Việc thành lập các công ty này nhằm khắc phục tình trạng “Chính phủ vừa đá bóng vừa thổi còi” và can thiệp quá sâu vào hoạt động của DN.
Trung Quốc còn đặc biệt chú trọng xây dựng các tập đoàn kinh tế quốc gia nhà nước – những thực thể sản xuất – kinh doanh mạnh, có quy mô rất lớn, có trình độ kỹ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, có đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Về cơ cấu tổ chức, đây là một tổ hợp các DN liên kết với nhau trong hoạt động sản xuất – kinh doanh trên nguyên tắc liên kết kinh tế theo mô hình “công ty mẹ – công ty con”, kinh doanh đa ngành hoặc đơn ngành.
Trong cơ cấu tập đoàn có cả các công ty cổ phần và DN tư nhân, tùy hoàn cảnh cụ thể, có thể còn có cả các đơn vị sự nghiệp. Tập đoàn có 2 loại hình chủ yếu là:
– Tập đoàn mà công ty mẹ chủ yếu thực hiện chức năng kinh doanh vốn và quản lý về chiến lược mà không trực tiếp tham gia vào các hoạt động sản xuất – kinh doanh.
– Tập đoàn mà công ty mẹ vừa thực hiện chức năng quản lý vốn, vừa thực hiện chức năng sản xuất – kinh doanh.
Nhờ những lợi thế về quy mô, tập đoàn đóng vai trò quan trọng trong một số ngành kinh tế. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, các tập đoàn được thành lập bằng biện pháp hành chính đã gặp phải những bất lợi vốn có hay sự can thiệp hành chính, do vậy mà có kết quả kinh doanh không mấy khả quan.
chi phí cổ phần hóa doanh nghiệp ?
Được quy định tại Điều 8 Nghị định số 126/2017/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16 tháng 11 năm 2017
vì sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
– Cổ phần hóa sẽ mở ra kênh huy động vốn mới cho các chương trình đầu tư phát triển của doanh nghiệp
– Nâng cao chất lượng quản trị, hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
– Nâng cao trình độ cán bộ nhân viên
– Tạo động lực mới cho sự phát triển của doanh nghiệp
– Tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp
cổ phần hóa 8 doanh nghiệp y tế nào ?
8 doanh nghiệp ngành y tế thực hiện cổ phần hóa gồm Tổng Công ty Dược (và các đơn vị thành viên), Trung tâm Hợp tác Chuyên gia và Nhân lực Y tế với nước ngoài, Tổng Công ty Thiết bị Y tế Việt Nam, Công ty Tư vấn Xây dựng Y tế, Công ty TNHH một thành viên Dược Khoa (thuộc Trường Đại học Dược Hà Nội).
tiến độ cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển DN, trong 11 tháng năm 2017, các bộ, ngành, địa phương đã cổ phần hoá 21 DNNN, trong đó có 4 Tổng công ty: Sông Đà, IDICO, Becamex Bình Dương, Thanh Lễ Bình Dương. Tổng số tiền thu từ cổ phần hoá là 2214,64 tỷ đồng, bao gồm cả giá trị bán cổ phần lần đầu của IDCO là 1,324 tỷ đồng và Thanh Lễ Bình Dương là 175,4 tỷ đồng.
Ngoài ra, các bộ, địa phương đang xác định giá trị của 9 DNNN, trong đó 7 DN đã công bố giá trị DN.
Trong năm qua, Thủ tướng Chính phủ cho phép 4 DNNN điều chỉnh thời gian cổ phần hoá sang năm 2018 là Tổng công ty Phát triển Nhà và Đô thị, Công nghiệp Xi măng Việt Nam, Khánh Việt và Đài Truyền hình cáp Việt Nam.
Các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước quy mô lớn cũng đẩy mạnh tiến độ cổ phần hoá theo phương án phê duyệt như Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Tổng công ty Lương thực miền Nam, Tổng công ty Thương mại Hà Nội, các Tổng công ty: Điện lực Dầu khí, Dầu Việt Nam, Lọc dầu Dung Quất (thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) và Tổng công ty Phát điện 3 của Tập đoàn Điện lực.
Ban Chỉ đạo cho biết, nếu tính cả các DN thuộc Bộ Quốc phòng, các đơn vị sự nghiệp thì tính đến hết tháng 11 này, cả nước đã cổ phần hoá 43 DNNN. Dự kiến cả năm nay, cả nước sẽ hoàn thành cổ phần hoá 55 DNNN, bằng số DN cổ phần hoá năm 2016.
ưu điểm của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ?
1: Thực hiện cổ phần hóa (CPH) là để giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất. CPH góp phần thực hiện chủ trương đa dạng hoá các hình thức sở hữu. Trước đây chúng ta xây dựng một cách cứng nhắc chế độ công hữu, thể hiện ở một số lượng quá lớn các DNNN mà không nhận thấy quan hệ sản xuất này không phù hợp với lực lượng sản xuất còn nhiều yếu kém, lạc hậu. Vì vậy CPH sẽ giải quyết được mâu thuẫn này, giúp lực lượng sản xuất phát triển.
2: Thực hiện CPH nhằm xã hội hoá lực lượng sản xuất, thu hút thêm nguồn lực sản xuất. Khi thực hiện CPH , người lao động sẽ gắn bó , có trách nhiệm với công việc hơn, họ trở thành người chủ thực sự của doanh nghiệp. Ngoài ra, phương thức quản lý được thay đổi, doanh nghiệp sẽ trở nên năng động, tự chủ hơn trong sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.
3: Bên cạnh đó, CPH là một yếu tố thúc đẩy sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, đưa nền kinh tế hội nhập với kinh tế khu vực và trên thế giới.
4: Thực hiện CPH là một trong những giải pháp quan trọng nhằm huy động các nguồn lực trong và ngoài nước vào phát triển kinh tế. Với việc huy động được các nguồn lực, các công ty cổ phần có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao được khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
5: Cổ phần hoá tác động tích cực đến đổi mới quản lý ở cả tầm vĩ mô và vi mô. Chuyển từ DNNN sang công ty cổ phần không những chỉ là sự thay đổi về sở hữu, mà còn là sự thay đổi căn bản trong công tác quản lý ở cả phạm vi doanh nghiệp và ở cả phạm vi nền kinh tế quốc dân.
6: Cổ phần hoá là một giải pháp quan trọng để cơ cấu lại nền kinh tế trong quá trình đổi mới.
Như vậy, đứng trước thực trạng hoạt động yếu kém của hệ thống DNNN, CPH với những ưu điểm và mục tiêu của mình đã chứng tỏ đó là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với quá trình đổi mới, phù hợp với giai đoạn quá độ đi lên CHXH ở nước ta
ưu đãi doanh nghiệp cổ phần hóa ?
Chính sách ưu đãi người lao động tại doanh nghiệp cổ phần hóa: người lao động có tên trong danh sách thường xuyên của doanh nghiệp tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa được mua tối đa 100 cổ phần cho mỗi năm thực tế làm việc tại khu vực nhà nước với giá bán bằng 60% giá đấu thành công thấp nhất (trường hợp đấu giá công khai trước) hoặc bằng 60% giá bán thành công thấp nhất cho các nhà đầu tư chiến lược (đối với trường hợp bán cho nhà đầu tư chiến lược trước). Mặt khác, tại khoản 10 Điều 1 Nghị định 116/2015/NĐ-CP đã quy định việc bán trước cổ phần cho người lao động và tổ chức công đoàn với giá bán cổ phiếu bằng 60% giá khởi điểm trong phương án cổ phần hóa được duyệt, phần chênh lệch giữa giá bán với mệnh giá được trừ vào giá trị vốn nhà nước.
nghị định 59 cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cho đối tượng nào ?
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của Tập đoàn kinh tế; Tổng công ty nhà nước (kể cả Ngân hàng Thương mại nhà nước).
2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là doanh nghiệp thuộc các Bộ; cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Doanh nghiệp 100% vốn nhà nước chưa chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.