Trong việc tổ chức hệ thống quản trị doanh nghiệp, việc ban hành các quy chế liên quan đến hoạt động doanh nghiệp là một trong những vấn đề mà các doanh nghiệp Việt Nam quan tâm. Ngoài các quy chế quản trị nội bộ cho bộ máy lãnh đạo doanh nghiệp, quy chế hoạt động kinh doanh, quy chế quản trị nhân sự,… thì quy chế tài chính là một trong các bộ quy chế quan trọng mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng. Vậy quy chế tài chính là gì ?
Quy chế tài chính là quy định do Giám đốc Doanh nghiệp ban hành nhằm đưa ra các hệ thống các quy định, quy trình cụ thể về việc quản trị tài chính của Doanh nghiệp. Bao gồm quy định về vốn và tài sản, chế độ tài chính, kế toán , kiểm toán, … Quy chế tài chính là khung pháp lý quan trọng nhằm đảm bảo cho toàn bộ hoạt động tài chính của Doanh nghiệp diễn ra theo đúng mong muốn của ban quản trị Doanh nghiệp, là công cụ pháp lý hiệu lực và hiệu quả trong việc duy trì hoạt động của Doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu tài chính đề ra. Việc xây dựng quy chế tài chính của Doanh nghiệp cần đảm bảo tuân thủ các loại thuế (Thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN, quy định hóa đơn,…), chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các quy định pháp lý riêng của ngành cùng nhưng các quy định pháp lý khác có liên quan (Luật doanh nghiệp, Bộ luật lao động, Luật bảo hiểm,…)
Về mục tiêu và hiệu ứng của việc xây dựng quy chế tài chính. Trước hết, mục tiêu tối quan trọng của việc xây dựng quy chế tài chính cho Doanh nghiệp là đảm bảo hoạt động kinh doanh của Doang nghiệp đạt được mục tiêu hoạt động đề ra phù hợp nguồn lực tài chính hiện có, trình độ quản lý và đặc điểm sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó giúp Doanh nghiệp quản lý và sử dụng vốn, tài sản một cách hiệu quản, bảo toàn và phát huy các nguồn lực tài chính. Hiệu ứng của việc xây dựng quy chế tài chính mang lại, quy chế tài chính được xây dựng góp phần vào chiến lược phát triển của Doanh nghiệp, đảm bảo tính minh bạch, linh hoạt trong hoạt động quản lý các nguồn lực tài chính, không trái với các quy định của pháp luật và hướng bộ máy Doanh nghiệp hoạt động theo pháp luật và quy chế tài chính được xây dựng đồng bộ có thể thực hiện ngay giúp các hoạt động về tài chính của Doanh nghiệp không tạo ra sự mâu thuẫn, chồng chéo khi thực hiện.
Như vậy có thể thấy việc xây dựng quy chế tài chính là vô cùng quan trọng góp phần tích cực trong việc quản trị doanh nghiệp mang lại lợi ích và sự thuận tiện trong hoạt động kinh doanh cho thấy sự cần thiết khi phải xây dựng một bộ quy chế tài chính.
Mọi vướng mắc của doanh nghiệp trong việc tổ chức và xây dựng quy chế tài chính cho doanh nghiệp, xin liên hệ tới: